Mỗi người chơi tennis đều có nhận định riêng của mình về hãng vợt nào tốt hơn. Tuy nhiên có những khác biệt cơ bản giữa các nhãn hiệu vợt khác nhau (mà bạn nên biết). Bài viết này cung cấp cho các bạn một vài thông tin bổ ích trước khi chọn hiệu vợt để mua.
Người chơi tennis và các HLV chuyên nghiệp tranh luận với nhau về câu hỏi: Đâu là thương hiệu vợt tốt nhất. Tranh luận thì dễ thật nhưng hầu như chả mấy ai làm chuyện xác định cái chuyện đó trên cơ sở khoa học cả!
Một chuyện chắc chắn là các hãng như Head, Wilson, Prince đều là những hãng hàng đầu, và họ cạnh tranh với nhau gay gắt trên thị trường vợt tennis. Các công ty này tranh nhau tài trợ cho các vận động viên hàng 5 sao để thúc đẩy việc bán hàng, bên cạnh việc không ngừng tìm kiếm các nhà phân phối có năng lực tài chính và biết cách tổ chức phân phối hiệu quả.
Mỗi người chơi thường có ý kiến riêng của mình về việc cây vợt hiệu nào là thích hợp với mình. Dĩ nhiên chính họ là người chọn lựa sáng suốt nhất. Tuy nhiên, các hãng vợt cũng có những điểm khác nhau mà bạn nên biết sau đây.
Sức mạnh (Power)
Prince và Head là những cây vợt thuộc dòng cứng, có nghĩa là (xem bài viết ở trên về độ cứng của vợt) vận động viên không cần phải vung vợt mạnh hơn để tạo ra lực. Wilson thuộc loại vợt mềm hơn, muốn banh đi sâu hơn bạn phải tăng tốc đầu vợt. Wilson cũng có kiểu đan dây chặt hơn (xem bài đan dây vợt ở trên, tức các dây gần nhau hơn), giúp các tay vợt có thể tạo ra nhiều xoáy hơn khi cắt bóng. Kiểu đan dày hơn sẽ bù trừ cho việc họ làm ra cây vợt mềm hơn các hãng khác. Với kiểu đan mềm hơn, các tay vợt có kỹ thuật cao hay đánh cú topspin sẽ đánh có nhiều xoáy hơn với Prince và Head hơn là Wilson.
Điểm “ngọt” - Sweet spot
Khái niệm “điểm ngọt” là vùng mà ở đó người chơi đánh vào bóng ở đó sẽ có cảm giác mạnh và xoáy nhiều nhất (xem bài các vùng cần biết trên mặt vợt – hiện chưa viết). Với Wilson, vùng “ngọt” này gần trùng với mặt vợt – nó tròn và nằm ở dưới của mặt vợt (gần cổ vợt). Với Prince, vùng “ngọt” nằm đúng ngay giữa và Head thì vùng ngọt có dạng ô van và nhỏ hơn một chút. Wilson nói chung là loại vợt có vùng ngọt lớn nhất, tuy nhiên nó lại kém độ chính xác (kiểm soát). Price và Head có vùng ngọt nhỏ hơn nhưng bù lại người chơi có thể giữ banh trong sân dễ dàng hơn.
Đánh Vô lê hay không Vô lê
Prince, Head và Wilson phân biệt lẫn nhau bởi loại người chơi sử dụng vợt của họ. Với các tay vợt Pro như Pete Sampras, Stefan Edberg sử dụng Wilson, cây vợt Wilson gần như có một thời được hiểu là cây vợt của “người chơi vô lê” hay “giao bóng lên lưới”. Với đặc điểm có kiểu đan dày hơn, vợt Wilson luôn là lựa chọn của các tay vợt có cú đánh với biên độ ngắn và chuyên nhảy vào sân để bắt đánh vô lê.
Vợt Prince thường thích hợp cho ai thích đứng cuối sân sau đường biên đường cuối sân (base line) và đánh banh với biên độ lớn. Có nghĩa là các tay vợt này coi trọng việc kiểm soát banh hơn là sức mạnh vì bản thân cay vợt đã hỗ trợ sức mạnh (power).
Vợt Head đã cố gắng đáp ứng được nhu cầu của cả hai nhóm trên nhưng có xu hướng gần giống Prince hơn là giống Wilson ở trên.
Vợt cho người mới chơi
Wilson, Head và Prince đều nhắm tới giới “mới chơi”. Qua nhiều năm, các cây vợt của họ trở nen có sức mạnh nhiều hơn và thiết kế khoa học hơn. Wilson tung ra chiêu Hyper Carbon, một loại graphite siêu nhẹ và manh mẻ, rồi tới BLX, loại vật liệu có thể nói là mang tính cách mạng trong công nghệ sản xuất vợt. Thậm chí loại Hyper Carbon từng được nói rõ là loại vật liệu sử dụng cho các … phi hành gia (nghe phát sợ). Thế nhưng bất kể là nguyên nhân marketing gì, mỗi hãng vợt đều có chung một ý tưởng khi họ cung cấp cho các tay “mới chơi”: càng dễ đánh trúng banh bao nhiêu, vợt càng tốt bấy nhiêu. Do đó, Wilson, Head and Prince đều sản xuất rất nhiều loại có trọng lượng, cấu trúc, và vật liệu khác nhau để tìm ra tổ hợp tối ưu cho khách hàng. Heads và Wilsons thường nặng hơn Prince một tí, nhưng yếu tố này thay đổi theo từng model.
Chu kỳ marketing
Wilson, Prince và Head có một điểm chung: Họ thường ra nhiều model mới. Điều đáng nói là các model đó không khác nhau nhiều, chỉ thay đổi chút ít gì đó giữa vật liệu, hình dạng đàu vợt và … màu sắc! Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn chưa có hồi kết.
Đi mua vợt?
Mỗi cây vợt mới đều có giá khoảng trên $250. Prince và Head thường rẻ hơn Wilson một tí. Nếu người chơi chịu khó đợi vài thàng sau khi ra vợt mới, hy vọng có thể mua cây mình thích với giá rẻ hơn. Điều này cũng có cái lợi nuwxalaf bạn có thời gian để “nghe ngóng” xem cây vợt đó có đúng là cây vợt phù hợp với mình hay không.
Liệu có chuyện thương hiệu này tốt hơn thương hiệu kia?
Theo tôi đó là Prince!
Lý do là họ tung ra vợt mới rất giống với vợt model cũ hơn là Head và Wilson. Prince không thay đổi hình dạng đáng kể, do đó có tính nhất quán khi chơi các model khác nhau. Thế đấy, ở đời đôi lúc không chạy đua vũ trang cũng có cái lợi là khỏi phải làm quen với cây vợt mới vì đánh nó không sướng như cây vợt củ (nhưng đã đến lúc phải thay)
Cuối cùng
Mặc cho các hãng vợt tiếp tục tung ra đủ thứ, cuối cùng cây vợt cũng chỉ có vai trò nhất định mà thôi. Cây vợt phải thích hợp với kỹ thuật đánh của bạn mới là then chốt!
Cá nhân tôi thà tốn tiền và thời gian tìm cho ra thông số tối ưu (có khi mất cả mấy tháng trời vì tiếc bộ dây mới đan hay cây vợt mới mua rồi bán rẻ). Khi tìm ra nó rồi thì ở yên đừng có lăn tăn mà đổi đi đổi lại. Đó là nói chuyện kỹ thuật bạn đã hết tiến bộ, chứ nếu tiến bộ thì e rằng lại phải đi dổi vợt cho phù hợp.