Danh mục

Cách VẼ SÂN CẦU LÔNG ĐƠN GIẢN mà đúng tiểu chuẩn quốc tế cho các khu vực công cộng

Hôm vừa qua, khi gặp bạn E Nghĩa Sport T.T Me_ Ninh Bình, bạn có chia sẻ cách phát triển phong trào cho địa phương như vầy, mọi người có thể tham khảo và học tập.
Nhận thấy việc học sinh gần đây đi mua nhiều vợt để phục vụ cho việc học tập, nhưng lại thiếu sân chơi cầu lông ở quanh thị trấn, làng, xã...
Nên bạn đã cùng các ae ở đó đi tìm những khoảng đất, mặt sân, đình chùa, địa điểm công cộng, chợ...và cả ở các địa điểm nào có sân to như cơ quan, xí nghiệp, nhà máy...để vẽ thêm sân cho các em chơi...và hôm gần tết thì có đi lì xì thêm cho mấy chú bảo vệ ở 1 số địa điểm có sân để họ có gì cho trẻ em vào chơi được thoải mái chút.
Trung bình mỗi 1 địa phương như vậy thường có một vài nhà văn hóa và cụm sinh hoạt thể thao công cộng, nhưng để vẽ đc sân cầu lông thường xuyên thì rất ít, phải có nhóm chơi họ mới đầu tư để vẽ đúng theo tiêu chuẩn. Đục lỗ hoặc làm mấy cái cọc căng dây lưới cẩn thận...
Việc em Nghĩa và các ace ở T.T Me làm đã khích lệ tinh thần và giúp cho hoạt động thể thao nhất là bộ môn cầu lông ở đây được thúc đẩy phát triển đúng nghĩa rất đáng tuyên dương.
Chúng ta đều muốn nhiều người chơi, mà khi đi thăm dò thị trường thì phát hiện ra các sân để vào chào hàng, nhưng chưa từng nghĩ đến hoạt động giúp quần chúng có thêm sân chơi ở các cấp độ không gian khác nhau (nói cấp độ ko gian khác nhau vì nhiều khi cái sân nó không đủ diện tích chơi, nhưng nếu có thể tận dụng vẽ sân đơn thì cũng được, hoặc đôi khi chỉ là có cái sân chống được kẻ ra, căng ngang cái dây qua là đã thấy chuyên nghiệp rồi)

Qua câu chuyện trên, Em xin chia sẻ lại để ace trong cộng đồng bán đồ thể thao có thể tham khảo và dành thời gian để đi kẻ thêm các sân cầu lông ở quanh địa phương giúp mọi người có thêm sân chơi giải trí sau mỗi giờ lao động, học tập...
Cảm ơn mọi người đã theo dõi nội dung này! 
Nếu thấy hữu ích có thể copy và kèm theo vài hình ảnh sân ở địa phương để lan truyền câu chuyện trên!

Dưới đây là cách vẽ sân cầu lông, mọi người có thể tham khảo

Chiều cao lưới cầu lông, kích thước lưới, kích thước sân cầu lông, lưới cầu lông cao bao nhiêu mét? cách vẽ sân cầu lông, cách kẽ sân cầu lông là những câu hỏi của rất nhiều người chơi cầu lông tìm hiểu. Hôm nay admin sẽ giải đáp những câu hỏi trên và hướng dẫn chi tiết cách vẽ sân cầu lông.

1. Chuẩn bị dụng cụ:

  • - Thước đo, Sơn trắng, cuộn chỉ hoặc thước dây (thước dùng cấy lúa thẳng hàng), khăn dẻ để lau sơn nếu bị rò rỉ ra sân, dao để chặt cành, kéo để cắt dây, xẻng - cuốc để đào đắp nền... Mai hoặc dùi để đục lỗ cột lưới sân, dây sắt để buộc ở cột kéo dài, bóng điện (sử dụng điện năng lượng mặt trời, đèn pha led, đèn module chống chói lóa cho sân thể thao... có thể liên hệ mua bên ZALAA Lighting cho rẻ và được bảo hành tốt).
  • - Cột sắt để căng lưới, lưới sân cầu lông, quả cầu lông, vợt cầu lông và các phụ kiện khác có thể tham khảo trên website trangnguyen.vn/cau-long hoặc tìm mua ủng hộ tại các shop thể thao tại địa phương trên toàn quốc.

2. Cách vẽ sân cầu lông: (Tìm hiểu các đường kẻ trên sân cầu lông)

Cầu lông thường được chơi trên sàn gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp được làm đặc biệt cho môn cầu lông. Sân cầu lông tiêu chuẩn chứa các đường kẻ cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Cách vẽ sân cầu lông chơi đôi được chỉ định bởi các dòng kẻ bên ngoài, trong khi đơn sử dụng đường kẻ bên trong. Sân cầu lông đôi sử dụng cùng chiều dài với sân cầu lông đơn, nhưng rộng hơn do việc sử dụng đường kẻ bên ngoài.

  • – Baseline: Đường biên tại cuối mỗi bên sân, song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.
  • – Center line: Đường vạch vuông góc với lưới, chia ra hai phần sân giao cầu cho mỗi bên phải và trái.
  • – Short service line: Vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Khi giao cầu, tối thiểu cầu phải đến được vạch này mới xem là hợp lệ.
  • – Doubles sideline: Là một đường thẳng, cùng với đường biên tại cuối mỗi bên sân, tạo thành các đường ranh giới bên ngoài cho sân cầu lông.
  • – Long service line: Vạch giao cầu dài. Giao cầu không được để cầu đi quá vạch này.

3. Cách vẽ sân cầu lông: (Kích thước sân cầu lông)

Đối với cầu lông, cách vẽ sân cầu lông, kích thước của sân cầu lông gần như đồng bộ và áp dụng cho tất cả các hình thức từ chuyên nghiệp, đại học và trung học. Quy tắc và quy định của sân cầu lông thường do Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) bắt buộc, là cơ quan quản lý môn thể thao cầu lông được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là cơ quan quản lý cầu lông thế giới. BWF được trao quyền bởi IOC và 180 Thành viên của BWF để chi phối môn thể thao cầu lông trên toàn thế giới.

Trọng tâm chính của BWF là điều tiết, thúc đẩy, quản lý và phát triển môn thể thao cầu lông trên toàn thế giới. Các quy tắc về kích thước của sân cầu lông sau đây theo mục 1A và 1B của Luật cầu lông. Điều quan trọng cần lưu ý là cách vẽ sân cầu lông, kích thước ở đây là tiêu chuẩn ở mọi cấp độ. Đây là những điều sau đây:

 

Hình ảnh 3: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn quốc tế

3.1, Kích thước của sân và vạch kẽ:

  • – Chiều dài của sân cầu lông là 13,4 mét. Lưới cầu lông được đặt ở giữa và chia sân cầu lông thành hai phần bằng nhau.
  • – Chiều rộng của sân cầu lông sẽ phụ thuộc vào thể thức trò chơi là đánh đơn hay đôi. Đối với đôi, chiều rộng đó là 6,1 mét trong khi nó là 5,2 mét trong đánh đơn.
  • – Vạch giao cầu dài là 76 cm so với đường biên tại cuối mỗi bên sân.
  • – Khoảng cách của vạch giao cầu ngắn tới lưới là 1,98 mét và chiều dài của Center line: đường vạch vuông góc với lưới là 3,88 mét so với đường biên tại cuối mỗi bên sân.

3.2, Cách vẽ sân cầu lông: (Kích thước của lưới và độ rộng của vạch kẽ)

  • – Tất cả các vạch kẽ sẽ hình thành khu vực mà chúng xác định.
  • – Các đường vạch ra trên sân cầu lông sẽ dễ phân biệt và tốt nhất là màu vàng hoặc trắng
  • – Các vạch kẻ trong sân cầu lông rộng 40 mm.
  • – Chiều cao lưới cầu lông ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,524m, và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân. Lưới cầu lông có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m với cách vẽ sân cầu lông hiện hành.

Hình ảnh 4: Kích thước vạch vôi, sơn (góc sân cầu lông phóng to)

3.3, Kích thước Cột Lưới và chiều cao tiêu chuẩn

  • – Lưới cầu lông phải được làm từ những sợi nilon, dây gai mềm màu đậm và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm. Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.
  • – Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không được đặt vào trong sân.
  • – Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi. Cột cầu lông thường có 2 loại , cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hay thi đấu cầu lông chuyên nghiệp và cột cầu lông có bánh xe dễ dàng vận chuyển hay tháo lắp.

1, Kích thước sân cầu lông trong thi đấu đánh đôi

  • – Sân cầu lông đánh đôi có chiều dài là 13,4 m.
  • – Sân cầu lông đánh đôi có chiều rộng là 6,1 m.
  • – Độ dài đường chéo sân cầu lông đánh đôi là 14,7 m.
  • – Độ dày của đường biên bằng 4 cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng.
  • – Kích thước sân được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

2, Kích thước sân cầu lông trong thi đấu đánh đơn

  • – Sân cầu lông đánh đơn có chiều dài sân là 13,4 m.
  • – Sân cầu lông đánh đơn có chiều rộng sân là 5,18 m.
  • – Độ dài đường chéo sân đánh đơn là 14,3 m.
  • – Độ dày của đường biên bằng 4 cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng.
  • – Kích thước sân được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.

 

4. Quy định trang thiết bị đúng kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn:

Ngoài những tiêu chuẩn về kích thước mặt sân, diện tích sân cầu lông và không gian xung quanh sân thi một sân cầu lông đạt chuẩn quốc tế còn phải đảm bảo các quy định về phụ kiện trong sân như sau:

4.1. Cột căng lưới sân cầu lông:

Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho đánh cầu lông đơn và đánh cầu lông đôi.

Cột cầu lông được chia ra làm 2 loại là: 

  • - Cột cầu lông có bánh xe thuận tiện cho việc di chuyển và dễ dàng tháo lắp.
  • - Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.

Hai cột lưới có chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt sân là 1m55. Hai cột căng lưới phải đảm bảo chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên.

Hai cột trụ cầu lông cũng như các phụ kiện đi kèm (ví dụ như ghế cầu lông) không được đặt vào trong sân mà đặt ở ngoài đường biên của sân.

4.2. Lưới cầu lông:

  • - Lưới cầu lông tiêu chuẩn có chiều rộng 0.76m và chiều dài ngang sân là 6.7m.
  • - Lưới phải được làm bằng những sợi nilon hoặc sợi tổng hợp mềm, có độ dày đều nhau và màu đậm. Mắt lưới không lớn hơn 20mm và không nhỏ hơn 15mm.
  • - Phần đỉnh lưới sẽ được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.
  • - Luật cầu lông quốc tế cũng quy định, không được để khoảng trống giữa lưới và hai cột lưới. Vị trí lưới phải được két sát vào thân trụ cầu lông.

4.3 Chiều cao mái che sân cầu lông:

Chiều cao mái che cho sân cầu lông theo tiêu chuẩn là 9m. Tuy nhiên, hiện nay có 1 số sân cầu do quy định khu vực không cho xây dựng quá cao. Cũng như nhiều anh em thuê lại kho bãi đã có sẵn để xây dựng sân nên có nhiều sân cầu chỉ tầm 7-8m.

4.4 Một số đường kẻ đúng kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn:

Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:

  • - Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.
  • - Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.
    • Baseline : Đường biên song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân.Chiều dài của Baseline bằng chiều rộng sân cầu lông
    • Doubles sideline : Là thẳng với Baseline tạo ra các đường ranh giới bên ngoài sân cầu lông
    • Center line :Đường kẻ vuông góc với lưới, giúp chia sân thành 2 phần phải và trái để các tuyển thủ thực hiện giao cầu
    • Short service line : Cách lưới khoảng 2m, còn được gọi là vạch giao cầu ngắn.
    • Long service line : Đây là vạch giao cầu dài, khi giao cầu bạn không được để cầu đi quá vạch này nhé.

Sau khi vẽ sân cầu lông rồi thì ace bắt đầu chơi dạo và chụp ảnh, quay video lại để chia sẻ lên các groups cộng đồng tại địa phương cho mọi người biết và đến sinh hoạt tự do. Sau một vài tuần, tháng thì chúng ta tiếp tục qua xem có đường sơn bị mờ không vẽ lại để duy trì và bảo dưỡng sân.

Với các sân đất, cát, gạch, xi măng...xem có vật cản gì xung quanh thì xin phép người quản lý ở đó xem có được tháo gỡ hay cắt gọn để đỡ bị vướng mắc, nền sân bị hỏng nhấp nhô ta có thể san lại cho bằng phẳng.

Gọi ngay

Giỏ hàng